| ]


Click the image to open in full size.

Hai loại mạng lưu trữ SAN và NAS được nghiên cứu phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau. Một số lợi ích của mạng SAN bao gồm khả năng truy cập lượng dữ liệu lớn, chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng khác nhau trên các máy tính khác nhau, truy cập thời gian thực hoặc gần với thời gian thực để cập nhật dữ liệu, hỗ trợ các thiết bị SCSI, tốc độ nhanh và tránh hiện tượng nghẽn mạng thường xảy ra trong mạng Ethernet.

Những ưu điểm của mạng NAS bao gồm cấu hình tương đối đơn giản, khả năng tương thích với các hệ thống truy cập tên/mật khẩu hiện có, và tính tương thích với các hệ thống chia sẻ server.

Sự khác biệt giữa SAN và NAS là rất nhỏ. Thiết bị của NAS sử dụng giao thức IP để truyền file đến máy trạm còn mạng SAN sử dụng giao thức SCSI cung cấp các khối dữ liệu đến Server.

Thiết bị NAS gửi tệp tin theo yêu cầu trong khi SAN cho phép truy cập trực tiếp vào disk. Trong một số môi truòng thì NAS là phù hợp, trong một số môi trường khác thì SAN và DAS lại thường được sử dụng hơn. Nhìn chung, cả hai loại mạng SAN và NAS ngày nay đều có khả năng đáp ứng được những nhu cầu như nhau.

Đối với việc cài đặt và cấu hình ban đầu, mạng SAN đòi hỏi những hiểu biết chuyên môn về phần cứng, chẳng hạn như làm thế nào để cài đặt một phần mềm điều khiển giao diện SCSI và card kết nối. Bạn cũng cần phải biết cách cấu hình mạng cáp của mình sao cho đúng nữa. Khi công việc cài đặt và cấu hình đã hoàn tất, việc truy cập, quản trị và đăng nhập đều được thực hiện một cách đơn giản. Việc tiếp cận các thông tin cần thiết để xây dựng một hệ thống SAN thường không khó, do phần lớn các hệ thống SAN nằm trong một hệ thống lớn hơn trong đó nhà cung cấp phải hỗ trợ việc cài đặt ban đầu.

Trong khi đó hệ thống NAS lại không đòi hỏi những hiểu biết chuyên môn về phần cứng mặc dù việc bạn quen sử dụng Ethernet sẽ là một lợi thế. Tuy nhiên, đối với nhà quản trị hệ thống, việc làm cho tất cả máy tính của người sử dụng nhận được NAS thông qua nhiều hệ điều hành khác nhau và nhiều phiên bản khác nhau của cùng một hệ điều hành có thể sẽ là một thử thách lớn. Việc lắp đặt một hệ thống NAS khá đơn giản, bạn chỉ cần cắm thiết bị vào và kết nối cáp mạng là thiết bị có thể hoạt động được. Các nhà cung cấp đã lập trình những thiết bị này một cách hoàn hảo sao cho khi khởi động thiết bị, chúng sẽ nhận ra môi trường điều hành của chúng và tự thực hiện được phần lớn việc cấu hình. Khả năng các thiết bị này có thể hoạt động ngay lên tới 95%. Tuy nhiên, với những mạng tương đối phức tạp, bạn có thể sẽ gặp phải một số khó khăn. Đó là những mạng sử dụng địa chỉ IP tĩnh, có tường lửa bên trong hoặc dùng chế độ định tuyến phức tạp dựa trên nhiều giao thức khác nhau.

Đối những mạng phức tạp hơn, tốt hơn hết là bạn nên mua một hệ thống NAS của một nhà sản xuất có danh tiếng. Họ sẽ có khả năng cung cấp cho bạn một hệ thống NAS “thông minh” hơn và dễ làm việc hơn trong môi trường của bạn. Thêm vào đó, những hệ thống này thường kèm theo chế độ hỗ trợ sản phẩm tốt hơn. Bạn sẽ cần đến điều này khi bạn sử dụng NAS trong một mạng phức tạp.

Cần phải biết rõ bạn sẽ gắn hệ thống NAS tại vị trí nào trong mạng. Bạn có thể gắn NAS vào bất cứ kết nối Ethernet nào, tuy nhiên đó lại không phải là việc nên làm. Bạn nên gắn hệ thống NAS vào điểm mà bạn chắc chắn là có đủ băng thông để hỗ trợ lưu lượng mà nó sẽ tạo ra.

Ví dụ như nếu bạn kết nối hệ thống NAS vào một chuyển mạch Ethernet 10 cổng chất lượng không cao thì nó có thể hoạt động không như mong muốn của bạn. Các chuyển mạch Ethernet giá thành thấp thường không có đủ dung lượng đường trục để cung cấp băng thông cho tất cả các cổng vào cùng một thời điểm. Một bộ chuyển mạch Ethernet loại 100Base-T có thể có lưu lượng 200Mb/s, tuy nhiên trên thực tế lưu lượng dữ liệu thực chỉ vào khoảng 130Mb/s. Như vậy nếu bạn chia tải cho 10 cổng thì lưu lượng đáp ứng cho mỗi cổng chỉ là 13Mb/s. Hoạt động của NAS sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu nó bị giới hạn ở tốc độ 13Mb/s. Mặt khác, nếu bạn kết nối một thiết bị NAS đến một bộ chuyển mạch Ethernet không chặn (non-blocking) có khả năng truyền lưu lượng 100Mb/s (tốc độ dữ liệu thực sẽ tương đương 70Mb/s) đồng thời tới tất cả các cổng thì khi đó hệ thống NAS sẽ có khả năng truyền dữ liệu ở mức cao nhất và các bộ chuyển mạch sẽ không giới hạn tốc độ truyền.

Click the image to open in full size.

Khả năng bảo trì hệ thống là một nhân tố chính trong việc lựa chọn các thiết bị lưu trữ được chia sẻ. Như một nguyên tắc chung, bạn có thể bảo trì các hệ thống SAN thông qua hệ điều hành của các thiết bị SAN. Nhiều công cụ mạnh để bảo trì SAN thông qua việc tác động trực tiếp vào hệ thống bởi các dòng lệnh. Tuy vậy, nhiều nhà cung cấp SAN đã phát triển những công cụ bảo dưỡng mạng dựa trên giao diện đồ họa khá thân thiện cho người sử dụng. Nếu bạn đã quen và không cảm thấy phiền khi sử dụng các dòng lệnh với hệ điều hành thì bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng trên hệ thống SAN và dễ dàng để bảo dưỡng. Thông thường, bạn có thể bảo dưỡng hệ thống NAS thông qua giao diện Web. Hệ thống NAS thường đơn giản hơn trong việc bảo dưỡng trừ khi bạn sử dụng chúng trong một mạng quá phức tạp. Các giao diện bảo dưỡng hệ thống NAS thường hoàn chỉnh, mặc dù vậy đôi lúc cũng có những việc chỉ có thể được thực hiện trên SAN mà không làm được trên NAS.
Nhìn chung, SAN hay NAS đều có thể đáp ứng tốt khả năng lưu trữ dữ liệu nói chung hay khả năng lưu trữ Video dùng chung trong ngành Truyền hình nói riêng. Việc lựa chọn SAN và NAS là tuỳ theo mục đích chủ quan của người sử dụng. Để quản lý dữ liệu một cách tập chung và thống nhất thì SAN là giải pháp tối ưu hơn. Với những dữ liệu mang tính đặc thù riêng như tin tức thời sự thì lưu trữ theo kiểu DAS là việc cần được tính đến.
Cả SAN và NAS đều có những tài liệu hướng dẫn tuyệt hảo. Bạn chỉ cần tìm kiếm trên mạng Internet với từ khoá “SAN or NAS tutorial” hoặc “SAN or NAS how to”. Những tài liệu này sẽ mang lại cho bạn những thông tin bổ ích trong việc cài đặt và cấu hình thiết bị.