| ]

1. File /etc/passwd

Danh sách người dùng cũng như thông tin tương ứng được lưu trữ trong file etc/passwd.
Mõi dòng trong file ứng với 7 trường thông tin của một user, và các trường này được ngân cách với nhau bởi dấu ‘:’. Ý nghĩa các trường đó lần lược như sau:
+ Tên người dùng (username)
+ Mật khNu người dùng (password – đã được mã hóa)
+ Chỉ số người dùng (user id)
+ Các chỉ số nhóm của người dùng (group id)
+ Tên đầy đủ hoặc các thông tin khác về tài khoản người
+ Thư mục để người dùng đăng nhập
+ Shell đăng nhập (chương trình chạy lúc đăng nhập)
Bất kỳ người dùng nào trên hệ thống đề có thể đọc được nội dung file etc\passwd, và có thể đăng nhập với tư cách người dùng khác nếu biết được password.
2. Quản lý user
Để thêm một user mới ta phải đứng ở mức root (user cấp cao, người quản trị).
a. Quản lý bằng giao diện
b. Quản lý bằng lệnh
i. Thêm user mới với lệnh useradd
Cú pháp lệnh:
useradd [tùy-chọn] useradd –D [tùy-chọn]
Để xem cú pháp của lệnh ta có thể dùng lệnh: man useradd
Nếu không có tỳ chọn –D, lệnh useradd sẽ tạo một tài khoản người dùng mới sử dụng các giá trị được chỉ ra tren dòng lệnh và các giá trị mặc định của hệ thống. Tài khoản người dùng mới sẽ được nhập vào trong các file hệ thống, thư mục cá nhân sẽ được tạo, hay các file khởi tạo được sao chép, điều này còn tùy thuộc vào tùy chọn đưa ra.
Các tùy chọn như sau:
Khi tùy chọn –D được sử dụng, lệnh useradd sẽ bỏ qua các giá tri ngầm định và cập nhật các giá trị mới.
ii. Thiết lập mật khẩu của user với lệnh passwd
Cú pháp lệnh:
passwd [tùy-chọn]
với các tùy chọn như sau:
iii. Thay đổi thuộc tinh user
Trong Linux có nhiều lệnh cho phép thay đổi một số các thuộc tính của tài khoản người dùng như:
chfn: thay đổi thông tin cá nhân của user
chsh: thay đổi shell đăng nhập
passwd: thay đổi password
Nhưng có một lệnh tổng quát cho phép thay đổi bất kỳ thông tin nào về tài khoản người dùng do là lệnh usermod
Cú pháp lệnh:
usermod [tùy-chọn]
Các tùy chọn của lệnh:
iv. Xóa bỏ một user dùng lệnh userdel
Cú pháp lệnh:
userdel [-r]
-r: các file tồn tại trong thư mục riêng của người dùng, cũng như các file nằm trong các thư mục khác có liên quan đến người dùng sẽ bị xóa bỏ cùng lúc với thư mục của người dùng.
3. File /etc/group
Thông tin về group được lưu trong file /etc/group, file này có cách bố trí tương tự như file /etc/passwrd.
Mõi dòng trong file có 4 trường được phân cách bởi dấu ‘:’, ý nghĩa của các trường theo
thứ tự như sau:
+ Tên nhóm người dùng (groupname)
+ Mật khẩu nhóm người dùng (password – được mã hóa), nếu truờng này rỗng tức là nhóm không yêu cầu password
+ Chỉ số nhóm người dùng (group id)
+ Danh sách các người dùng thuộc nhóm đó (users)
4. Quản lý group
a. Quản lý bằng giao diện
i. Thêm Group mới:
Cũng tại User Manager --> Trên Toolbar chọn Add Group
ii. Thêm người dùng vào Group
Có 2 cách để thêm người dùng vào Group:
Cách 1: Properties của Group --> chọn tab Group User --> check vào User mà muốn add vào.
Cách 2:Properties của User --> chọn Tab Group --> check vào Group mà muốn add user vào.
b. Quản lý bằng lệnh
i. Thêm group mới
Cú pháp lệnh:
groupadd [tùy-chọn]
các tùy chọn là:
-g, gid: tùy chọn này xác đinh chỉ số nhóm người dùng, chỉ số này phải là duy nhất. Chỉ số mới phải có giá trị lớn hơn 500 và lớn hơn các chỉ số nhóm đã có trên hệ thống. Giá trị từ 0 đến 499 chỉ dùng cho các nhóm hệ thống.
-r: tùy chọn này được dùng khi muốn thêm một tài khoản hệ thống
-f: tùy chọn này sẽ bỏ qua việc nhắc nhở, nếu nhóm người dùng đó đã tồn tại, nó sẽ bị ghi đè.
ii. Sửa đổi các thuộc tính của group (lệnh groupmod)
Cú pháp lệnh:
groupmod [tùy-chọn]
các tùy chọn là:
-g, gid: thay đổi giá trị số của nhóm người dùng.
-n, group_name: thay đổi tên nhóm người dùng.
iii. Xóa group (lệnh groupdel)
Cú pháp lệnh: groupdel

Nguồn tham khảo
Khoa Công nghệ Thông tin – Đại học Khoa học tự nhiên
Bộ môn Mạng máy tính và Viễn thông